Mặc dù là bệnh lành tính nhưng ba mẹ vẫn nên cẩn trọng trước bệnh tay chân miệng ở trẻ em để đảm bảo sức khỏe cho con em mình.

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus nhẹ thường gặp ở trẻ nhỏ từ 0-10 tuổi. Bệnh dễ lây lan từ người sang người, chủ yếu qua đường tiêu hóa, nước bọt, phỏng nước hay phân của trẻ nhiễm bệnh. 

Trẻ em còn đang trong giai đoạn phát triển sức đề kháng khỏe mạnh nên rất dễ bị ảnh hưởng trong chính môi trường hoạt động hàng ngày. Do đó, các yếu tố sinh hoạt tập thể như đi học tại trường lớp, đến các khu vui chơi,… chính là nơi để bệnh dễ lây lan và phát thành các ổ dịch.

2. Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ phát hiện bằng mắt thường

Ba mẹ có thể dễ nhầm lẫn bệnh tay chân miệng ở trẻ với các bệnh thông thường khác dó có những dấu hiệu bệnh tương đồng. Thế nên, khi trẻ gặp một trong số những triệu chứng dưới đây thì phụ huynh nên lưu ý bởi con em mình rất có thể đã mắc bệnh tay chân miệng.

dau hieu pha ban ơ benh tay chan mieng ơ tre em

Các dấu hiệu bao gồm:

– Sốt.

– Viêm họng.

– Cảm thấy mệt mỏi.

– Các tổn thương dạng phồng rộp, đau đớn trên lưỡi, lợi và bên trong má.

– Phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông. Phát ban không ngứa nhưng đôi khi có mụn nước. Tùy thuộc vào màu da, phát ban có thể có màu đỏ, trắng, xám hoặc chỉ biểu hiện như những nốt mụn nhỏ.

– Hay quấy khóc ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

– Chán ăn, ăn không ngon.

Thời gian ủ bệnh của bệnh tay chân miệng ở trẻ thường kéo dài từ 3-6 ngày với triệu chứng sốt và đau họng đi kèm biếng ăn, quấy khóc. Những ngày sau đó bệnh sẽ toàn phát và kèm những dấu hiệu rõ ràng hơn, đặc biệt là lở loét miệng và phát ban trên da. 

goi bac si online khi tre gap trieu chung nang
Ba mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ khi trẻ gặp triệu chứng bệnh tay chân miệng 

Trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ có những diễn biến nặng hơn. Đó là lúc ba mẹ cần cảnh giác và đưa con đến ngay cơ sở y tế để tiến hành điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu cảnh báo như:

– Sốt cao không hạ, trẻ giật mình, kích thích quấy khóc liên tục, co giật, yếu chi, nôn ói liên tục, thở mệt… 

– Suy giảm hệ thống miễn dịch

– Các triệu chứng bệnh của con không cải thiện sau 10 ngày

3. Cách chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em tại nhà hiệu quả

Thông thường, trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ tự hồi phục trong vòng 7-10 khi thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà sau khi thăm khám và được sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần đưa trẻ đi tái khám theo lịch hẹn để phòng tránh và phát hiện kịp thời những biến chứng nguy hiểm.

Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:

– Cách ly cho trẻ tại nhà: Ngay sau khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần tiến hành cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác và người lớn trong nhà trong khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày kể từ ngày phát bệnh. Ba mẹ chăm sóc trẻ cũng cần sử dụng khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên để tránh trường hợp lây nhiễm cho những người xung quanh.

Ngoài ra, vật dụng cá nhân ăn uống, quần áo của trẻ cũng cần được sử dụng và vệ sinh riêng biệt. Phòng cách ly cần thông thoáng, đủ dưỡng khí, sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ.

– Bổ sung chế độ dinh dưỡng: Khi trẻ mắc bệnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Cần cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay,…Đối với trẻ biết ăn tốt nhất là xay cháo thật nhuyễn để bé đỡ phải nhai, tránh gây đau ở miệng. Mẹ có thể xay nhuyễn thịt heo, bò và thêm cả rau, củ để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất đạm, chất xơ. Khi vết loét đã đỡ đau rát (khoảng sau 5 ngày), bé có thể ăn cháo như thường mà không cần xay nữa.

luu y che do an cho tre khi nhiem tay chan mieng 1
Cần lưu ý chế độ dinh dưỡng khi trẻ mắc tay chân miệng

Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ. Trẻ thường đau họng miệng do vết loét nên có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như phosphalugel hoặc varogel hoặc trimafort,…cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml /lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn.

– Điều trị triệu chứng: Bệnh tay chân miệng ở trẻ do virus đường ruột gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu và kháng sinh cũng không có tác dụng điều trị. Do đó ba mẹ không nên lạm dụng kháng sinh vì có thể gây hại cho sức khỏe và gây hiện tượng kháng thuốc. Điều trị bệnh tay chân miệng, phụ huynh chỉ nên điều trị theo từng trẻ như sử dụng thuốc hạ nhiệt acetaminophen (paracetamol) cho trẻ sốt cao từ 38.5 độ trở lên, bù đủ nước và điện giải. Đối với trẻ có sốt và loét miệng thì cần bổ sung thêm vitamin C, kẽm…

4. Lưu ý quan trọng khi điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ

Đôi khi, sự thiếu hiểu biết trong việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hoặc tin vào những phương thức truyền miệng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con. Ba mẹ nên lưu ý một số điều quan trọng sau để bé nhà mình có thể nhanh chóng. 

– Vệ sinh/ tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm và ở nơi kín gió: Nhiều phụ huynh nghe theo các phương thức truyền miệng chưa có thông tin rõ ràng như kiêng tắm hoặc tắm bằng nước lá cho trẻ. Khi trẻ bị tay chân miệng, da đang rất nhạy cảm nên rất dễ tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ trên da bé. Phụ huynh nên vệ sinh, tắm rửa cho con bằng nước ấm và ở nơi kín gió để giúp cơ thể con sạch sẽ, giúp vết thương mau lành, tránh mắc các bệnh viêm nhiễm ngoài da.

ve snh sach se o noi kin gio

– Đừng ủ ấm con quá mức: Trẻ bị tay chân miệng có thể sốt. Khi sốt nhiệt độ cơ thể bé sẽ tăng cao cần giải phóng nhiệt ra khỏi cơ thể, do đó ba mẹ không nên ủ ấm trẻ quá mức. Việc ủ ấm quá mức không chỉ khiến trẻ sốt cao hơn mà sẽ khiến cơ thể bé ra nhiều mồ hôi. Do đó ba mẹ cần cho bé mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, chỉ nên cho bé uống hạ sốt nếu con sốt từ 38,5 độ C trở lên.

– Quan tâm đến vệ sinh răng miệng cho con: Khi vệ sinh răng miệng cho trẻ bị tay chân miệng, ba mẹ cần tránh làm vỡ các nốt phỏng ở miệng. Nhiều phụ huynh sợ làm con đau nên thậm chí không hoặc ít làm vệ sinh răng miệng cho trẻ, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ bội nhiễm, nấm miệng, viêm… Ba mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho con, đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

5. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ hiệu quả

Hiện tại, vẫn chưa có vắc-xin phòng chống dịch chân tay miệng. Bạn có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh bằng những biện pháp sau:

– Người lớn khi chăm sóc trẻ nên mang khẩu trang y tế và rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi thay tã và đi vệ sinh. 

– Khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng theo hướng dẫn 6 bước rửa tay của Bộ Y tế

– Quần áo, tã lót của trẻ nên được ngâm dung dịch sát khuẩn Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.

– Vật dụng cá nhân của trẻ bị chân tay miệng như: đồ chơi, bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

– Phòng nơi trẻ sinh hoạt cần thông thoáng, đủ dưỡng khí nhất là sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn nhằm tạo điều kiện sạch sẽ và an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và chơi đùa.

– Tránh các cử chỉ thân mật như ôm, hôn hoặc chia sẻ dụng cụ ăn, uống với những người mắc tay chân miệng.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ để bệnh nhanh khỏi và tránh lây lan sang các bé khác trong nhà. Lưu ý, ngoài chăm sóc đúng cách, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các biến chứng bất thường. Tải ứng dụng 365 Medihome và đặt lịch khám online cùng bác sĩ đầu ngành tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »
reklam ajansı profesyonel logo tasarım web tasarım kurumsal web tasarım web ajansı web tasarım şirketleri web tasarım firması web yazılım firmaları en iyi web tasarım şirketleri advertising agency professional logo design web design corporate web design web agency web design companies web design firm web software companies best web design companies personel takip sistemi personel takip programı personel giriş çıkış takip pdks pdks sistemi wood display stand wooden display stand custom wooden display product display stand product display stands display stands for products cosmetic product display stands wine product display stands display stand product custom product display stand