Bị sẩn ngứa khi trời nóng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày do cơ thể nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy nghiêm trọng môi khi thân nhiệt tăng lên. Căn bệnh này thường kéo dài và tái phát liên tục. Nếu không điều trị triệt để, bệnh có thể biến chứng dẫn đến nhiễm trùng da, phù mạch…

Tình trạng sẩn ngứa là bệnh ngoài da thường gặp do các phản ứng viêm xuất tiết xuất hiện ở vùng trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính. Bệnh xảy ra nhiều vào mùa hè nóng do sự phát triển của các loại côn trùng.

Các bệnh nhân gặp phải chất tiết của côn trùng thường xuất hiện vào mùa hè như muỗi, bọ chét,… tại các vết đốt đẫn đến phản ứng mạnh hơn so với bình thường. Do đó tình trạng sẩn ngứa xảy ra vào mùa hè thường gặp hơn.

Nguyên nhân khiến tình trạng sẩn ngứa xảy ra

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẩn ngứa diễn ra, trong đó có trường hợp gặp do côn trùng đốt là chủ yếu hoặc kích thích về cơ học, vật lý, ánh sáng hoặc dị ứng thức ăn, hóa chất gây giải phóng histamin làm xuất hiện tình trạng sẩn ngứa.

Sẩn ngứa cũng có thể là biểu hiện của viêm da cơ địa, một số bệnh lý mạn tính cũng có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa như: Bệnh nội tiết đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, tuyến cận giáp, viêm gan, xơ gan, tắc mật, suy thận mạn tính, thiếu máu, thiếu sắt,…

Có nhiều người bị mẩn ngứa do môi trường bên ngoài, thời tiết khô hanh, nắng nóng, hóa chất hoặc do cơ thể kết hợp với đồ cay nóng cũng có thể khiến tình trạng sẩn ngứa sảy ra.

Một số yếu tố khiến tình trạng sẩn ngứa diễn ra khác như: Ăn hải sản, đồ ăn cay nóng,…

Biểu hiện sẩn ngứa thường gặp

Các biểu hiện thường gặp của tình trạng sẩn ngứa do sẩn phù dạng mày đay, sẩn huyết thanh. Các mụn nước xuất hiện trên sẩn phù, sẩn hoặc mảng đỏ, các mụn nước có thể vỡ ra, gây tiết dịch và đóng vảy tiết.

Những sẩn ngứa nổi cục là những tổn thương màu đỏ, nâu và xám có kích thước lớn từ 1 đến 2 cm. Đa số các vết xước được hình thành do con người cào, gãi rải rác trên da, các vùng da hở.

Nguy hại của sẩn ngứa mùa hè đối với sức khỏe

Không chủ quan với tình trạng sẩn ngứa mùa hè, có 3 dạng sẩn ngứa mùa hè chính như sau:

1. Sẩn ngứa ở thể cấp tính

Nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này do viêm da cơ địa, cơ thể trẻ, da trẻ mẫn cảm với các phản ứng đốt của côn trùng hoặc các loại thức ăn.

Ở thể cấp tính, các tổn thương diễn ra chủ yếu là sẩn phù và mày đay, trên tổn thương còn xuất hiện các mụn nước, vỡ ra tiết dịch, vì vậy nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm.

2. Sẩn ngứa ở thể bán cấp

Nguyên nhân gây ra tình trạng cấp tính là do các bệnh lý như viêm da cơ địa, đái đường, rối loạn chức năng gan, bệnh bạch cầu, u lympho, các khối u nội tạng, gút, suy thận,…

Ở thể bán cấp các tổn thương sẽ xuất hiện với kích cỡ lớn, các nốt sẩn nổi cao, trên chứa mụn nước hoặc vết trượt hay vảy do chà xát kèm triệu chứng ngứa rất nhiều. Các vị trí dễ xuất hiện như các chi hoặc thân mình.

3. Sẩn ngứa ở thể mạn tính

Sẩn ngứa mạn tính đa dạng hay tái phát và tiến triển dai dẳng đối với người bệnh. Tình trạng sẩn ngứa mạn tính diễn ra khiến người bệnh bị ngứa nhiều, chà xát, gãi các vết xước trên bề mặt. Các vị trí thường xảy ra sẩn ngứa là thân mình, chân ở người cao tuổi.

Ngoài ra, sẩn ngứa phụ nữ có thai: thường xuất hiện ở phụ nữ có thai vào tháng thứ 3 hoặc thứ 4. Vị trí ở chi hoặc thân mình. Tổn thương giảm đi sau khi sinh. Bệnh có xu hướng xuất hiện trở lại với các lần mang thai sau.

Điều trị sẩn ngứa có khó?

Để điều trị tình trạng sẩn ngứa còn phụ thuộc vào từng giai đoạn có thể điều trị thích hợp, giúp bệnh nhân giảm gãi, chà xát gây các vết thương hở, tổn thương trên da.

Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc bôi khi bị sẩn ngứa như thuốc corticosteroid. Đối với từng mức độ tổn thương, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chỉ dẫn cụ thể. Cũng có thể bác sĩ sẽ chỉ định kháng histamin uống.

Cách phòng bệnh sẩn ngứa mùa hè

Bù đắp nước cho cơ thể

Nắng nóng sẽ khiến cơ thể mất đi một lượng nước nhất định. Vì vậy, để duy trì nước cho các hoạt động cần thiết của cơ thể, giúp cung cấp độ ẩm cho da và hạn chế nổi mẩn ngứa, bệnh nhân nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, đối với các vận động viên thể thao hoặc người tham gia hoạt động ngoài trời nhiều, lượng nước nạp vào cơ thể nhiều hơn.

Sử dụng thực phẩm, sản phẩm giải nhiệt

Một số thực phẩm có tính giải nhiệt như dừa, cà chua, chanh, bí đao, củ cải,… không chỉ giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng, rất tốt cho những ai bị nổi mẩn đỏ và sẩn mề đay.

Ngoài thực phẩm, người bệnh có thể dùng các loại sản phẩm giải nhiệt, giải độc có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên. Bệnh nhân có thể dùng cây kinh giới, lá khế, kim ngân hoa,… nấu nước uống hoặc tắm để cải thiện và phòng ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa khi trời nóng vào mùa hè.

Chống nắng đúng cách

Nắng nóng trên diện rộng và kéo theo muôn vàn rắc rối đối với làn da, nhất là tình trạng dị ứng gây nổi mẩn ngứa, sẩn mề đay. Và một trong những cách để phòng ngừa và khắc phục tình trạng này là bệnh nhân nên chống nắng cho da.

Bên cạnh các biện pháp chống nắng truyền thống khi đi ra ngoài như đeo khẩu trang, đeo kính râm hoặc mặc quần áo chống nắng, người bệnh nên lựa chọn cho bản thân loại kem chống nắng phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hạn chế tiếp xúc với nắng vào khung giờ từ 10 đến 14 giờ. Bởi đây là thời điểm tia UV trong ánh nắng hoạt động với cường độ và tần suất cao nhất.

Cân bằng nhiệt độ môi trường xung quanh với cơ thể

Như đã đề cập, mất cân bằng nhiệt độ là nguyên nhân dẫn đến phản ứng dị ứng gây nổi mề đay. Vì vậy, để ngăn ngừa triệu chứng này xảy ra, người bệnh nên tự ổn định nhiệt độ bằng cách dùng máy điều hòa hoặc các thiết bị chống nhiệt, quạt hơi nước,… Bên cạnh đó, tắm nước lạnh cũng là cách ổn định thân nhiệt cơ thể nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh không nên ngâm mình trong nước lạnh quá lâu, tránh gây cảm lạnh hoặc cảm cúm.

Nghỉ ngơi nhiều, giữ tâm lý thoải mái

Để khắc phục và phòng ngừa hiện tượng này tái phát, bệnh nhân nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Đồng thời nên thực hiện các biện pháp thiền định hoặc yoga để giúp tâm lý thoải mái, giảm stress.

Ngoài các biện pháp phòng ngừa nêu trên, bệnh nhân cũng có thể mặc những bộ quần áo thoáng mát, cói chất liệu thấm hút hoặc thường xuyên lau mồ hôi để ngăn chặn mẩn ngứa xuất hiện. Đồng thời nên có chế độ ăn uống hợp lý, nhất là đối với những người có cơ địa dị ứng.

Nguồn: Suckhoedoisong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Translate »
reklam ajansı profesyonel logo tasarım web tasarım kurumsal web tasarım web ajansı web tasarım şirketleri web tasarım firması web yazılım firmaları en iyi web tasarım şirketleri advertising agency professional logo design web design corporate web design web agency web design companies web design firm web software companies best web design companies personel takip sistemi personel takip programı personel giriş çıkış takip pdks pdks sistemi wood display stand wooden display stand custom wooden display product display stand product display stands display stands for products cosmetic product display stands wine product display stands display stand product custom product display stand